Giải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thư là phương pháp quyết định nhất để khẳng định bệnh ung thư. Chính vì vậy vai trò của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thư là rất quan trọng.
Việc phân loại thể giải phẫu bệnh là 1 yếu tố quan trọng để đánh giá tiên lượng và cũng là cơ sở chọn lựa phác đồ hỗ trợ điều trị. Để có mẫu bệnh phẩm, các bác sỹ có thể tiến hành bấm sinh thiết, hoặc mổ sinh thiết, hoặc sinh thiết kim… Ngoài ra, các mẫu bệnh phẩm còn giúp làm những xét nghiệm khác như: khảo sát miễn dịch học của các tế bào u lympho ác tính, hay khảo sát yếu tố thụ cảm nội tiết trong ung thư vú. Với phương pháp sinh thiết tức thì (cắt lạnh) sẽ cho kết quả nhanh (sau khoảng 15 phút) đã giúp ích rất nhiều cho phẫu thuật ung thư.
Vai trò của giải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thưGiải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thư giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và tiên lượng bệnh. Giải phẫu bệnh dựa trên việc xem xét các mẫu bệnh phẩm (mô u) đã được cố định trong formol, sau đó chuyển đúc trong nến (paraffin), và cắt thành các lát cắt rất mỏng, chỉ 3 đến 4 micromet đồng thời nhuộm màu bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhờ vào việc xem xét kỹ hình thái của các tế bào cùng các cách sắp xếp của chúng, các bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ xác định mô được xét nghiệm là mô lành tính hay bị ung thư. Thường chẩn đoán này được coi là tiêu chẩn vàng, có nghĩa là độ chính xác rất cao. Thông thường, trong những trường hợp điển hình, bác sĩ giải phẫu bệnh dễ dàng đưa ra được các chẩn đoán chính xác để các bác sĩ ung thư học lựa chọn biện pháp hỗ trợ điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp rất khó để các bác sĩ phân biệt giữa u lành, u ác tính và định loại ung thư, trong trường hợp này cần phải làm các xét nghiệm bổ sung, nhất là 1 xét nghiệm mới phát triển mạnh hơn 1 thập kỷ qua được gọi là kỹ thuật hoá mô miễn dịch.
Giải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thư là phương pháp xét nghiệm rất có giá trị trong chẩn đoán xác định.
Chẩn đoán ung thư luôn luôn đòi hỏi phải mổ sinh thiết và xét nghiệm giải phẫu bệnh (ngoại trừ trong giai đoạn cuối khi sự hỗ trợ điều trị tích cực không còn ý nghĩa).
Ngoại trừ 1 số trường hợp ít gặp, thì khi bắt đầu chỉ định hỗ trợ điều trị triệt căn phải có những bằng chứng giải phẫu bệnh chẩn đoán là u ác tính (hoặc ít nhất là chẩn đoán tế bào học). Trong 1 số trường hợp nhiễm trùng kéo dài, 1 số u lành tính và 1 vài bệnh hiếm gặp có thể nhầm lẫn với ung thư. Tuy vậy, những sai lầm trong việc sử dụng xạ trị & hóa trị đối với những trường hợp như vậy sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề cho bệnh nhân.
Như vậy, để đảm bảo 1 cách chính xác chẩn đoán ung thư trước khi chỉ định hỗ trợ điều trị phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị bắt buộc phải có kết quả giải phẫu bệnh.